BackEnd là gì? Sự khác nhau giữa FrontEnd và BackEnd

1590690600 front end back end 1080x608 1 1024x576 1

Nếu ví việc lập trình website hoặc ứng dụng là một tảng băng, thì BackEnd là phần chìm của tảng băng đó. Bởi BackEnd là phần mà người dùng không thể nhìn thấy được. Vì vậy để hiểu rõ hơn về công việc của BackEnd trong ngành IY, cùng những điều kiện cần có để theo đuổi nghề nghiệp này thì hãy xem qua bài viết này nhé!

anh thumb backend la gi

I. BackEnd là gì?

1. Khái niệm và ý nghĩa của BackEnd

BackEnd là tất cả những phần hỗ trợ hoạt động của website hoặc ứng dụng mà người dùng không thể nhìn thấy được. Có thể cho rằng BackEnd giống như bộ não của con người. Nó xử lý những yêu cầu, câu lệnh và lựa chọn thông tin chính xác để hiển thị lên màn hình.

backend la gi

BackEnd của bất kỳ website nào cũng được cấu thành từ 3 thành phần là máy chủ, ứng dụng và cơ sở dữ liệu. Nhờ có nó mà website hoạt động hiệu quả, cung cấp thông tin chính xác với tốc độ nhanh cho người dùng.

2. Sự khác nhau giữa FrontEnd và BackEnd

Một khái niệm tương phản với BackEnd đó chính là FrontEnd Nếu BackEnd là phần chìm thì FrontEnd chính là phần nổi của tảng băng trôi. Cụ thể hơn, FrontEnd là phần hiển thị ra bên ngoài giao diện và tương tác với người dùng. Vì vậy, nó chú trọng vào mặt trực quan, thẩm mỹ và bố cục dễ sử dụng.

Còn BackEnd là những công việc liên quan đến phần cơ sở dữ liệu lưu trữ bên trong để hiển thị cho máy chủ. Chức năng chính là lưu trữ dữ liệu, truy xuất thông tin nhanh và chính xác với từng lệnh được đưa ra.

3. Công nghệ được sử dụng để phát triển BackEnd

Khi xây dựng BackEnd, các nhà phát triển cũng sử dụng ngôn ngữ lập trình để thiết kế cấu trúc website giống với FrontEnd như là HTML, JavaScript, CSS,… Bên cạnh đó, các ngăn xếp phần mềm phát triển BackEnd được sử dụng và làm việc thường xuyên là hệ điều hành, máy chủ Web, ngôn ngữ, APA lập trình, khuôn khổ.

Ngăn xếp phần mềm có nghĩa là các công nghệ được xếp chồng lên nhau để tạo nên môi trường máy chủ. Một số ngăn xếp web nổi tiếng và được dùng phổ biến hiện nay là MEAN, LAMP, .NET, Các ngôn ngữ, APA lập trình, khuôn khổ thì có nhiệm vụ hiển thị web cho máy chủ để vận hành các chương trình ứng dụng phục vụ cho người dùng.

II. Tìm hiểu về ngành lập trình viên BackEnd

Lập trình viên BackEnd những người đảm nhiệm công việc viết những đoạn code và chương trình để vận hành ứng dụng, website.

Họ chịu trách nhiệm tối ưu tốc độ và hiệu suất của website hoặc ứng dụng, xây dựng logic để trải nghiệm người dùng được tốt nhất. Các lập trình viên BackEnd thường làm việc cùng là bộ phận FrontEnd để cung cấp dữ liệu máy chủ.

Tuy công việc của BackEnd không thể thấy trực quan nhưng lại đóng góp một phần quan trọng, vì nếu thiếu nó thì ứng dụng và website không thể vận hành được.

Vị trí này càng quan trọng đối với các công ty công nghệ hoặc thương mại điện tử – công ty chú trọng đến website và ứng dụng để khách hàng mua sắm trực tuyến.

III. Công cụ cần thiết cho lập trình viên BackEndcong cu can thiet cho lap trinh vien backend

Để thực hiện tốt công việc, lập trình viên BackEnd không chỉ cần kiến thức, kỹ năng mà sẽ cần có một số công cụ hữu ích có thể hỗ trợ. Dưới đây là một số yếu tố bạn cần biết và trau dồi nếu muốn nghiêm túc theo đuổi ngành nghề này.

1. Ngôn ngữ lập trình phía máy chủ

Ngôn ngữ lập trình phía máy chủ hay còn gọi là ngôn ngữ lập trình phía server, là những ngôn ngữ được các lập trình viên sử dụng để viết các chương trình, câu lệnh cho việc vận hành ứng dụng, phần mềm, website. Dưới đây là một số công cụ và ngôn ngữ lập trình phổ biến:

HTML: có thể dịch là ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản, được thiết kế để tạo nên các trang web trên World Wide Web, nó không phải là một ngôn ngữ lập trình. Công dụng của HTML là bố cục và định dạng trang web.

CSS: (Cascading Style Sheets): là một loại ngôn ngữ tạo phong cách cho website, hay cụ thể hơn CSS được sử dụng để tìm và định dạng lại các phần tử tạo ra bởi HTML (ngôn ngữ đánh dấu).

PHP: (Hypertext Preprocessor): là một loại ngôn ngữ lập trình kịch bản hay một loại mã lệnh để phát triển các ứng dụng viết cho máy chủ, mã nguồn mở, rất thích hợp với web và có thể dễ dàng nhúng vào trang HTML.

Node.js: là hệ thống phần mềm dùng JavaScript để viết các ứng dụng Internet có khả năng mở rộng như là máy chủ web. Chương trình sử dụng kỹ thuật nhập/ xuất không đồng bộ, điều khiển theo sự kiện để tối đa khả năng mở rộng và tối thiểu chi phí.

Python: là một ngôn ngữ lập trình bậc cao cho các mục đích lập trình đa năng, lần đầu được ra mắt vào năm 1991. Ưu điểm của Python là dễ đọc, dễ học và dễ nhớ.

2. Hệ thống cơ sở dữ liệu

Hệ thống cơ sở dữ liệu là tổng cộng của các cơ sở dữ liệu, DBMS và các ứng dụng liên quan có thể.

– Khung framework: là các đoạn code được viết sẵn, cấu thành nên một bộ khung mà ứng dụng web giúp xác định cấu trúc website. Giao diện lập trình ứng dụng API, cho phép tính năng sử dụng trong các sản phẩm khác cũng như sử dụng mã code ở những nơi khác.

– Framework cho Node.js: khung framework ứng dụng web nên dùng là Express.js nếu bạn quyết định sử dụng toàn bộ hệ thống JavaScript. Tuy còn có một số tùy chọn khác nhưng Express là phổ biến nhất.

– Framework cho PHP: trên PHP có 2 khung framework và một CMS (hệ thống quản lý nội dung) được xây dựng. Nếu trang web bạn làm liên quan đến WordPress thì bạn cần một số kiến thức PHP trong trường hợp cần thiết tùy chỉnh các plugin.

– Framework cho Python: Bạn sẽ cần phải học thêm web framework Django nếu lựa chọn Python. Điều đó sẽ khiến framework hoạt động hiệu quả.

IV. Nhiệm vụ chính của lập trình viên BackEnd

nhiem vu chinh cua lap trinh vien backend

1. Logic phía máy chủ

Nhiệm vụ của họ là lập trình mọi hoạt động và chương trình chạy trên máy chủ. Cụ thể như xác thực tài khoản, đảm bảo các chi tiết thông tin tài khoản của người dùng được chính xác; kiểm soát đảm bảo các trình tự được xử lý và không xảy ra sai sót nào; tối ưu hóa mọi hoạt động để tốc độ hoạt động được nhanh nhất có thể.

2. Thông báo tự động

Đây là nhiệm vụ cũng rất đặc trưng của BackEnd. Công việc này nhằm tự động hóa một số hoạt động được hỗ trợ từ hệ thống dữ liệu để hạn chế các thao tác thủ công lập đi lập lại. Ngoài ra còn có nhiệm vụ thông báo tự động, thông báo các tính năng mới, các chương trình quan trọng mà người dùng có thể quan tâm.

3. Xác nhận cơ sở dữ liệu

Trước khi chính thức được cập nhật vào cơ sở dữ liệu của hệ thống website hoặc phần mềm, ứng dụng, thông tin cần được xác nhận bằng mã code. Và các mã code xác nhận này được viết bởi các BackEnd. Họ tạo ra các quy trình nhằm đảm bảo thông tin dữ liệu được xác nhận hợp lệ trước khi thực hiện các lệnh khác từ máy chủ.

4. Truy cập cơ sở dữ liệu

Một BackEnd còn có nhiệm vụ truy cập vào các cơ sở dữ liệu khác nhau và viết các mã lệnh khiến hệ thống máy chủ thực hiện các yêu cầu. Ngoài ra họ còn phải hợp lý hóa quá trình truy cập hệ thống cơ sở dữ liệu để đảm bảo website tải với tốc độ nhanh chóng, đưa ra kết quả chính xác cho người dùng.

5. API

API là giao diện lập trình ứng dụng mà một hệ thống máy tính hay ứng dụng cung cấp để cho phép các yêu cầu dịch vụ có thể được tạo ra từ các chương trình máy tính khác, cho phép dữ liệu có thể được trao đổi qua lại giữa chúng. Làm việc với API là một nhiệm vụ quan trọng đối với BackEnd vì vậy cần làm quen và học hỏi sớm nhất có thể.

V. Điều kiện để trở thành lập trình viên BackEnd

dieu kien de tro thanh lap trinh vien backend

1. Nắm vững kiến thức cơ bản

Kiến thức căn bản về công nghệ thông tin, ngôn ngữ lập trình, các framework là những điều bạn cần nắm vững nếu muốn trở thành một BackEnd giỏi. Bởi vì muốn giải quyết được tất cả các vấn đề rắc rối thì bạn cần phải hiểu từ những thứ cơ bản nhất.

2. Sử dụng thành thạo ngôn ngữ lập trình

Có rất nhiều loại ngôn ngữ lập trình như PHP, Python, Node.js,… Bạn cần sử dụng thành thạo các loại ngôn ngữ này, càng nhiều càng tốt để có thể biết lựa chọn loại nào là phù hợp và tốt nhất đối với máy chủ. Ngoài ra việc thành thạo nhiều ngôn ngữ lập trình sẽ khiến bạn trở nên hữu dụng hơn trong mắt các công ty công nghệ.

3. Trau dồi kiến thức về hệ điều hành, hosting và CSDL

Bạn nên trau dồi kiến thức về các hệ quản trị nội dung có mã nguồn mở như Joomla!WordPressDrupalMagento,… và các công nghệ web mới như ReactJS, NodeJS, AngularJS,… Ngoài ra các kiến thức cơ bản về cơ sở dữ liệu, thì kỹ năng viết SQL Query cũng quan trọng không kém vì nó quyết định chất lượng của website.

4. Kỹ năng giao tiếp tốt

Vì các BackEnd làm việc theo nhóm, hợp tác với các BackEnd khác cũng như nhiều bộ phận như FrontEnd, kỹ sư phần mềm nên cần có kỹ năng giao tiếp tốt, làm việc nhóm hiệu quả để công việc chung được tốt nhất, sản phẩm hoàn thiện nhanh nhất. Ngoài ra, điều này cũng khiến bạn trở nên chuyên nghiệp hơn.

5. Kỹ năng phân tích logic

Cấu tạo hệ thống logic là một điều rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm người dùng. Để xây dựng được hệ thống hoạt động logic, bạn cần tư duy phân tích thật thông minh. Bạn nên luyện tập mỗi ngày để nâng cao kỹ năng này.

6. Khả năng tổ chức, sắp xếp công việc

Công việc của một BackEnd cũng không hề dễ dàng, đôi khi khối lượng công việc rất nhiều với nhiều sản phẩm chưa hoàn thiện. Do đó, bạn cần biết sắp xếp công việc của mình một cách khoa học để đảm bảo tất cả được hoàn thành đúng tiến độ. Bạn cũng có thể sử dụng các ứng dụng quản lý thời gian để giúp đỡ mình trong việc này.

7. Khả năng làm việc trong môi trường áp lực

Thường xuyên làm việc nhóm nên sẽ có nhiều vấn đề phát sinh, bất đồng ý kiến về cách xây dựng hệ thống, chương trình cho sản phẩm. Do đó, các BackEnd cũng cần có khả năng làm việc trong môi trường áp lực. Bên cạnh đó, bạn phải giữ được chính kiến nếu tin rằng phương pháp, cách thức của mình sẽ hiệu quả

8. Cẩn thận, tỉ mỉ và kiên trì

Đây là đức tính mà bất kỳ người nào làm trong ngành IT cần phải có. Bởi tính chất công việc đòi hỏi độ chính xác cao, không được sai sót từ những mã code nhỏ nhất để đảm bảo không xuất hiện lỗi nào. Vì vậy, nếu muốn trở thành BackEnd, bạn hãy luyện tập những điều này mỗi ngày cho bản thân nhé!

(Nguồn: thegioididong)