PHP DEV TỒN TẠI NHƯ THẾ NÀO KHI KHÔNG CÓ THƯ VIỆN COMPOSER!?

chuyen_gi_da_xay_ra_voi_php_dev_khi_khong_co_thu_vien_composer

Mời các bạn vừa nhâm nhi tách cafe vừa ngẫm về cuộc đời làm PHP Dev của mình xem đúng không nhé.

1. PHP DEV phải download tất cả mọi thứ bằng tay

Vì chưa có công cụ quản lý gói, nên việc tích hợp thư viện bên thứ ba như Composer được PHP Dev thực hiện bằng cách:

Bước 1: Lên từng trang chủ thư viện để download về máy tính.

Bước 2: Copy toàn bộ thư viện vào source code của dự án.

Bước 3: Chỗ nào sử dụng thì include file thư viện vào.

Một số thư viện khác  mà các PHP Dev phải thường xuyên download thời đó là: Pclzip, PHPExcel,…

php_dev_phai_download_tat_ca_moi_thu_bang_tay
PHP Dev phải download mọi thứ bằng tay

2. Cập nhật phiên bản mới là ác mộng của PHP DEV

Do tích hợp thư viện bằng cách download nên việc cập nhập cũng khá khó khăn, thậm chí còn được xem là cơn ác mộng. Để có cập nhật phiên bản mới, chúng ta cần phải thường xuyên kiểm tra trang chủ thư viện. Nếu có phiên bản mới, các Dev phải thực hiện lại các thao tác như ban đầu.

Chính vì sự rườm rà, tốn thời gian này mà việc cập nhật phiên bản mới thường không được diễn ra thường xuyên, còn được xem là công việc “xa xỉ” đối với nhiều dự án.

cap_nhat_phien_ban_moi_la_ac_mong_của_php_dev
Cập nhật các phiên bản mới là cơn ác mộng của PHP Dev

3. PHP DEV phải code thuần hoàn toàn

Ngày nay đa số các dev khi làm web hay thực hiện thao tác như phân trang bài viết, cách chặn lỗi SQL Injection, cách gửi mail bằng PHP đều dùng framework hay CMS. Nhưng ngày xưa khi việc tích hợp thư viện quá lằng nhằng thì các dev đa số lựa chọn “tự code” nhiều hơn. Do đó, việc triển khai một dự án mất khá nhiều thời gian nhưng đổi lại các Dev có xu hướng năng động hơn khi code.

php_dev_hoan_toan_code_thuan
PHP Dev hoàn toàn code thuần đấy nhé

4. CODEIGNITER là một Framework huyền thoại của PHP DEV

Cuối cùng nhưng cũng không kém phần quan trọng: CODEIGNITER (CI) là một Framework huyền thoại của các PHP Dev. Giống như PHP – Laravel ngày này thì ngày xưa PHP – Codeigniter ngày xưa cũng làm mưa làm gió như vậy đấy. CI nổi tiếng do nó cung cấp mô hình MVC rõ ràng, nhiều helpers và thư viện mạnh mẽ nên được sự ưa chuộng của các PHP dev.

CI ra đời giải quyết rất nhiều bài toán mà các web developer trước kia gặp phải như: phân trang, validate dữ liệu, xử lý ảnh, captcha, database query builder,… Mà đặc biệt nhất làm nên tên tuổi của CI bấy giờ là toàn bộ các thư viện, helpers đều được tích hợp sẵn trong hệ thống của CI, nghĩa là các Dev  không cần phải sử dụng thêm bất kỳ một thư viện bên thứ ba nào cả. Nếu bạn cần update thư viện, cái duy nhất bạn cần update chính là Codeigniter.

Tuy nhiên càng về sau thì CI càng được ít người quan tâm. Một phần lý do là Composer ra đời, thế mạnh của CI không còn được đánh giá cao nữa. Ngược lại, nó còn trở thành điểm yếu do CI phải bảo trì một lượng lớn các thư viện nên việc update phiên bản mới có vẻ chậm chạp hơn các framework khác.

Vì vậy, hiện nay ít PHP Dev còn sử dụng CI để start một dự án mới mà đa phần các công việc liên quan đến Codeigniter đều liên quan đến bảo trì những dự án cũ từ ngày xưa.

codeigniter_la_mot_framework_huyen_thoai_cua_php_dev
Codeigniter là một framework huyền thoại của PHP Dev

Phải thừa nhận rằng chỉ trong một thời gian ngắn mà công nghệ đã có nhiều sự thay đổi, anh em PHP hiện tại có cảm đang thấy tiếc nuối khi bỏ qua một giai đoạn phát triển của công nghệ hay đang cảm thấy may mắn vì làm việc trong thời đại công nghệ hiện đại hơn?

Nguồn: Internet